Gạch kính lấy sáng hay cách gọi khác là gạch thủy tinh, gạch lấy sáng hay glass blook là một sản phẩm gạch ốp đặc biệt có đặc tình cách âm, cách nhiệt, chống thấm nước rất tốt. Với mục đích chính là lấy ánh sáng, gạch kính thường được sử dụng tạo vách ngăn nhà tắm, lối đi cầu thang, các quán ăn, nhà hàng...
Có thể nói,
gạch kính này là một giải phát rất hiệu quả cho không gian đòi hỏi sự riêng tư mà ánh sáng có thể xuyên qua. Không chỉ là lấy sáng, gạch kính còn dùng để trang trí cho không gian nội thất khá ấn tượng. Với nhiều màu sắc và họa tiết khác nhau dễ dàng cho sự lựa chọn của chủ ngôi nhà. Chính vì thế gạch kính được xem là một trong những loại vật liệu cao cấp được ưu chuộng nhất hiện nay.
Quý vị có thể tìm hiểu thêm tại bài viết :
Gạch kính và những ưu nhược điểm.
Để có 1 bức tường đẹp lung linh thì cũng cần đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình thi công và người thợ cũng phải lành nghề. Hôm nay, Nam Phát xin chia sẻ đến quý khách hàng
quy trình thi công gạch kính lấy sáng để tạo nên những không gian thật tuyệt vời.
Bước 1: Chọn gạch
Về hiệu quả, đây là bước rất quan trọng, đón được ánh sáng nhiều hay ít được quyết định ở khâu này. Quý khách cần đo đạc và tính toán cẩn thận diện tích bước tường
gạch kính để chọn ra kích thước của viên gạch kính phù hợp. Gạch kính có khối diện tích lớn hơn sẽ đón được nhiều ánh sáng hơn, những viên gạch kính khối nhỏ phù hợp hơn với khu vực cửa sổ.
Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt
Chất liệu tạo ra viên
gạch kính chủ yếu là thủy tinh nên quý khách không thể cắt bỏ, hay nói cách khác là không thể thay đổi được kích thước của viên gạch. Vì vậy, quý khách cần lên kế hoạch lắp đặt để sử dụng toàn bộ khối. Quý khách nên để khoảng cách giữa cách viên gạch, các bức tường hay khung cửa sổ từ 0.6 – 1cm. Nếu gạch kính không thể lấp đầy không gian trống, quý khách có thể sử dụng gỗ hay vật liệu khách phù hợp
Bước 3: Trộn vữa và lắp đặp
Quý khách cần trộn vữa với tỉ lệ mà nhà sản xuất khuyến cáo. Trộn số lượng vữa đủ dùng trong một giờ đồng hồ là tốt nhất, tránh tình trạng trộn trộn quá nhiều mà chưa sử dụng hết vữa sẽ đóng cục, xi măng chết dần sẽ gây ra giảm chất lượng của công trình và lãng phí cho quý khách.
Tỷ lệ giữa các vật liệu: 10kg bêtông, 10kg cát, keo ướt 0.3kg, nước 3kg. Trộn chúng lại vào vữa cát theo đúng tỷ lệ.
- Đặt khối đầu tiền sau đó bay đủ vữa lên một mặt của viên tiếp theo để khi đặt viên tiếp theo thì vữa đươc lấp đầy khoảng trống giữa các viên với nhau. Không gian giữa các khối cuối cùng với tường, khung cửa sổ sẽ được lấp đầy bằng một dải mờ để phù hợp với những biến đổi nhiệt độ.
Bước 4: Đặt miếng đệm thích hợp giữa các khối
Miếng đệm đảm bảo cho không gian giữa các khối đồng nhất và vữa ở các hàng trên không bị ép ra khỏi các hàng thấp hơn. Sử dụng đinh chữ T hoặc Lđể đảm bảo khoảng cách đều giữa các khối trên cùng một hàng hoặc giữa các hàng với nhau
Bước 5: Gia cố để tăng thêm độ chịu lực
Cứ khoảng 30 phút quý khách nên thêm những thanh gia cố chịu lực để tăng thêm tính chịu lực và ổn định cho công trình.
Bước 6: Làm sạch bề mặt
Sử dụng vải mền, ướt để làm sạch bề mặt viên
gạch kính khổi những vết bẩn, hồ vữa trong qua quá trình thi công.
Bước 7: Niêm phong khu vực mới hoàn thiệt lắp đặt
Sử dụng bít thường xuyên giữa các khối và tường hoặc khung bằng keo silicon giữa các khối.
Trên đây Nam Phát đã chia sẻ quy trình thi công gạch kính chuẩn nhất, để biết thêm thông tin về sản phẩm này, quý khách có thể liên hệ tới với chúng tôi qua số hotline:
0986244356, địa chỉ
sô 112 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội. Chúng tôi luôn lăng nghe và chia sẻ mọi thắc mắc từ phía khác hàng.